Móng đơn thường xuất hiện trong những công trình xây dựng nhà dân dụng với quy mô nhỏ, nhà thấp tầng. Loại móng này cũng sở hữu những ưu, nhược điểm riêng phù hợp với những tiêu chí nhất định của các nhà đầu tư. Vậy, móng đơn là gì, khi nào thì nên sử dụng móng đơn?.
Tìm hiểu móng đơn là gì?
Móng đơn hay còn gọi là móng cốc được sử dụng để gia cố hoặc xây dựng cho những công trình có tải trọng nhẹ. Loại móng này thuộc kiểu móng nông dùng để nâng đỡ một cột hoặc cụm cột đứng sát nhau. Móng có những đặc điểm riêng sau:
- Về hình dáng: Móng có hình tròn, hình chữ nhật hoặc hình vuông.
- Ứng dụng: Chỉ xây dựng được trên những nền đất cứng, ổn định tương đối ổn định.
- Kích thước: Móng mỏng và nhỏ nên chỉ phù hợp với những công trình có tải trọng nhẹ.
Cấu tạo của móng đơn
Móng đơn có thể được làm bằng gạch hoặc đổ bê tông cốt thép. Trường hợp làm móng bằng gạch thì chỉ cần thi công xếp chồng các lớp gạch lên nhau. Trong khi nếu thi công đổ bê tông cốt thép, cấu tạo móng sẽ có cấu tạo như sau:
Lớp bê tông lót móng: Phần này được cấu thành từ bê tông đá 4×6 và vữa xi măng mác 50 – 100. Chức năng chính của bộ phận này là làm phẳng hố móng, giúp chống nước xi măng và làm ván khuôn để đổ bê tông móng.
Bản móng: Nhiệm vụ của bản móng là tăng khả năng chịu lực, giúp nâng đỡ các cột bên trên chắc chắn. Bản móng thường có đáy hình chữ nhật bị cắt vát tạo độ dốc vừa phải. Kích thước của thể của phần này sẽ được tính toán kỹ lưỡng để phù hợp với từng loại nhà.
Cổ móng: Đây là phần giúp truyền lực, tải trọng từ cột xuống đáy móng. Kích thước của cổ móng cần phải đạt chiều cao khoảng 25mm.
Giằng móng: Thi công giằng móng sẽ được kết hợp làm dầm móng nhằm giảm độ lệch tâm của móng. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao thì khi thiết kế phải coi đây như một dầm trong kết cấu khung để có được một kích thước phù hợp. Giằng móng sẽ giúp đỡ tường ngăn bên trên và giúp làm giảm độ lún lệch giữa các móng với nhau trong cùng công trình.
Khi thi công, độ cao mặt trên của đà kiềng cần phải đạt kích thước thấp hơn nền hoàn thiện từ 7 – 10cm.
Phân loại móng đơn
Móng đơn có nhiều loại và dựa theo từng tiêu chí để phân chia rõ ràng hơn. Cụ thể, sẽ có 3 loại móng chính, được phân loại dựa theo đặc điểm là tải trọng, độ cứng và cách chế tạo mà sẽ có những loại móng sau:
Phân loại móng đơn theo tải trọng
- Móng chịu lực ngang lớn (tường, đập nước,…_
- Móng chịu tải trọng thẳng đứng, moment nhỏ.
- Móng chịu tại trọng đúng tâm.
- Móng chịu tải trọng lệch tâm.
- Móng chịu tải trọng đúng đắn.
Phân loại móng theo độ cứng
- Móng mềm: Móng có khả năng biến dạng cùng đất nên.
- Móng cứng tuyệt đối: Loại móng có độ cứng lớn và biến dạng chậm, có móng gạch, đá, bê tông.
- Móng cứng hữu hạn: Tỷ lệ cạnh dài/ngắn nhỏ hơn hoặc bằng 8.
Phân loại móng theo cách chế tạo
- Móng toàn khối: Móng được đổ tại chỗ bằng các vật liệu khác nhau.
- Móng lắp ghép: Móng do nhiều khối lắp ghép với nhau, sau đó mới tiến hành ghép lại tại công trình.
Đánh giá ưu nhược điểm của móng đơn
Dựa vào cấu tạo cũng như đặc điểm của móng đơn, có thể thấy đây là loại móng có tính ứng dụng cao. Hiện loại móng này được nhiều chủ đầu tư lựa chọn trong công trình của mình. Tuy nhiên, loại móng này vẫn tồn tại nhược điểm mà bạn cần hiểu rõ để tránh có những quyết định không phù hợp.
Ưu điểm
- Cấu tạo đơn giản, giúp tải trọng móng nhẹ
- Phù hợp nhất cho các công trình quy mô nhỏ, nhà dân sinh thấp tầng.
- Khả năng tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian thi công.
Nhược điểm
- Khả năng chịu lực không cao nên ít được sử dụng trong những công trình lớn.
- Chỉ phù hợp với nền đất cứng, bền vững. Vậy nên móng không thi công được trên nền yếu.
- Tình trạng lún nứt có thể xảy ra khi cố gắng thi công trong điều kiện không đảm bảo tiêu chuẩn.
Quy trình thi công móng đơn
Như đã trình bày ở trên, móng đơn sẽ phù hợp thi công trên nền cứng, lại có kích thước nhỏ nên việc thi công tương đối dễ dàng. Bạn hãy tham khảo quy trình xây dựng móng dưới đây để hiểu rõ hơn:
- Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và thiết bị. Thực hiện khảo sát và đưa ra các phương án thi công thích hợp, chuẩn bị nhân công, vật tư, vật liệu và một mặt bằng tốt.
- Bước 2: Đào hố móng. Hố cần đảm bảo đủ độ rộng, chiều sâu, chiều cao, chiều dài để đảm bảo khả năng chịu tải trọng tốt nhất.
- Bước 3: Làm phẳng mặt hố móng. San phẳng mặt hố vừa đào tạo mặt phẳng tốt để rải đá dăm lên bề mặt.
- Bước 4: Đổ bê tông lót. Cần đảm bảo hạn chế mất nước cửa lớp vừa và bê tông ở trên cũng như kích thước độ dày đạt chuẩn.
- Bước 5: Bố trí thép móng. Tùy thuộc vào hình dáng móng mà sẽ có các cách bố trí thanh thép khác nhau.
- Bước 6: Đổ bê tông móng. Công đoạn cuối cùng cần thực hiện cẩn thận đảm bảo độ an toàn cho công trình.
Như vậy, móng đơn là loại móng được dùng để chống đỡ một hoặc cụm cột để chịu tại trọng, giúp chống đỡ công trình. Khi thi công món cần đảm bảo đúng kỹ thuật, kích thước để giúp công trình được an toàn và chắc chắn nhất.