Email

Contact

Find

Sơn chống thấm là gì và cách sử dụng ra sao?

Hướng dẫn bạn cách thi công sơn chống thấm tại nhà một cách đơn giản. Tuy nhiên trước tiên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem sơn chống thấm là gì dưới đây nhé.

Sơn chống thấm là gì?

  • Sơn chống thấm là loại vật liệu chống thấm cho những bề mặt tường, trần, nhà vệ sinh, bề mặt bê tông cốt thép,… Bề mặt được thi công sơn chống thấm sẽ ngăn chặn được tình trạng nước thấm vào triệt để. Ngoài ra sơn chống thấm như một lớp phủ lên bề mặt. Có tác dụng bảo vệ ngôi nhà hiệu quả, kéo dài tuổi thọ của bề mặt chống thấm hơn. Ngoài ra hiện nay có nhiều loại sơn chống thấm có màu, sẽ giúp cho bề mặt chống thấm đẹp, thẩm mỹ hơn.

Sơn chống thấm là gì

  • Sơn chống thấm có nhiều loại khác nhau. Từng loại sẽ có từng công dụng, tính năng và sử dụng cho từng hạng mục khác nhau. Tuy nhiên điểm chung của nó đều có tác dụng bảo vệ ngôi nhà khỏi mọi tác động từ môi trường, thời tiết.
  • Để bề mặt được thi công chống thấm mang lại hiệu quả cao hơn thì tốt nhất bạn nên chống thấm từ lúc thi công xây dựng công trình. Việc này sẽ làm cho kết cấu bên trong công trình bền vững hơn. Nhờ vậy công trình của bạn cũng sẽ bền, đẹp theo thời gian. Sẽ hạn chế được những chi phí sửa chữa công trình do thấm dột sau này.

Sơn chống thấm có công dụng gì?

  • Sơn chống thấm ngoài việc bảo vệ cho bề mặt ngôi nhà ra thì nó còn mang lại giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà. Bạn cũng có thể kết hợp sơn màu hoàn thiện với sơn chống thấm để làm tăng tính thẩm mỹ và tính bảo vệ cho ngôi nhà
  • Thi công nhanh chóng, đơn giản. Có thể quét trực tiếp lên bề mặt mà không cần đến sự hỗ trợ của thiết bị, máy móc nào. Bạn cũng có thể tự thực hiện tại nhà dễ dàng mà không cần đội ngũ thợ thi công. Ngoài ra cách pha trộn sơn cũng sẽ theo tỉ lệ, quy trình nhất định
  • Nếu từ ban đầu xây dựng công trình bạn đã trang bị lớp vỏ bảo vệ ngôi nhà bằng sơn chống thấm. Thì  đây được xem như một chiếc áo giáp để bảo vệ ngôi nhà khỏi mọi tác động từ môi trường, thời tiết bên ngoài hiệu quả. Sẽ  giúp làm tăng sự bền vững, kiên cố hơn cho ngôi nhà. Bạn sẽ hạn chế được nhiều chi phí để khắc phục, sửa chữa những vấn đề phát sinh như thấm dột, tường bong tróc, hư hỏng về sau.
  • Hiện nay có rất nhiều loại sơn chống thấm với đa dạng chủng loại, công dụng. Hơn nữa có một số loại sơn chống thấm còn có khả năng chống nấm mốc, kháng kiềm, muối hóa, chống bị rong rêu bám lên bề mặt. Hay chống nóng, chống tia cực tím và chống côn trùng. Bạn có thể dễ dàng  tìm hiểu và lựa chọn loại sơn phù hợp với nhu cầu và công trình của mình.

Phân loại sơn theo gốc

Thông thường sơn chống thấm sẽ được phân ra thành 4 loại với những gốc bên dưới đây:

Sơn chống thấm gốc xi măng

  • Sơn chống thấm gốc xi măng sẽ có 2 loại là loại 1 thành phần và sơn 2 thành phần. Ưu điểm của nó là có độ bám dính khá tốt, tuổi thọ kéo dài và khả năng chống nước hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm vượt trội cũng sẽ có những điểm hạn chế đi kèm.
  • Vì là gốc xi măng nên loại sơn này không có độ đàn hồi hay co giãn. Khi sơn lên bề mặt sẽ không thể chịu được lực tác động mạnh hay rung lắc

Sơn gốc Bitum Polymer

Gốc Bitum Polymer gồm 2 loại là dạng khò và 1 loại lỏng dùng để quét tạo màng. Vật liệu gốc Bitum Polymer có thể thi công nhanh chóng, đặc biệt là không kén bề mặt thi công. Tuy nhiên điểm hạn chế của nó làm độ bền, tuổi thọ kém hơn một số loại gốc chống thấm khác.

Gốc Silicat dạng thẩm thấu

  • Loại này có nhiều công dụng như: độ bám dính tốt, độ bền cao, dùng được trên mọi bề mặt, xử lý được mọi tình huống nước bị rỉ ở bên trong. Tuy nhiên nhược điểm của nó là giá khá cao.

Gốc PU-Polyurethane

  • Đây là hợp chất chống thấm gốc nhựa, 2 thành phần dạng lỏng, chứa dung môi. Loại này có độ bám dính tốt, lấp kín được toàn bộ bề mặt và tính đàn hồi cao. Nhờ đó nó có thể lấp kín vết nứt và kháng nước vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên giá của loại này cũng khá cao.

Cách thi công sơn chống thấm tại nhà đơn giản

Bước 1: Xử lý sạch bề mặt

  • Đối với bề mặt nào thì trước khi thi công sơn chống thấm cũng cần phải làm sạch bề mặt. Cần loại bỏ, vệ sinh hết chất bẩn, nấm mốc, vữa thừa, tạp chất,… còn bám trên bề mặt. Bạn có thể sử dụng những hóa chất tẩy rửa chuyên dụng, dụng cụ để cạo sạch bề mặt và áp lực nước cao để tẩy sạch
  • Đối với những bề mặt có vết nứt bạn nên trám kín lại kịp thời

Bước 2: Thi công sơn chống thấm lên bề mặt

  • Bạn hãy chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như: cọ quét, lăn sơn, con lăn, súng phun sơn,…
  • Đối với từng loại sơn chống thấm khác nhau sẽ có tỉ lệ pha khác nhau. Bạn nên thực hiện theo sự hướng dẫn được nhà cung cấp in trên bao bì. Để đảm bảo chia đúng tỉ lệ yêu cầu. Hiệu quả chống thấm mang lại sẽ cao hơn
  • Khi đã pha xong thì bạn tiến hành quét sơn chống thấm đều lên toàn bộ bề mặt. Bạn có thể lăn từ 2 – 3 lớp sơn để hiệu quả được tốt nhất. Mỗi lớp sơn nên cách nhau từ 3 – 4 tiếng trong nhiệt độ bình thường. Đảm bảo bề mặt lớp sơn trước khô rồi mới quét lớp tiếp. Điều này sẽ giúp làm tăng độ bám dính của sơn hơn

Bước 3: Lưu trữ và bảo quản sản phẩm

  • Nếu không sử dụng hết sản phẩm thì bạn có thể đậy kín nắp thùng sơn lại và bảo quản ở nơi khô và thoáng mát. Những dụng cụ sau khi sử dụng thì rửa sạch lại với nước.

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu về sơn chống thấm để giúp các bạn hiểu được sơn chống thấm là gì?. Chúng tôi cũng đã hướng dẫn cách thi công sơn chống thấm thật đơn giản. Bạn có thể tìm hiểu và tự thi công tại nhà dễ dàng.