Mật độ xây dựng nhà ở riêng lẻ, nhà liền kề trong khu đô thị hiện hữu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ( TPHCM ) theo quyết định 135/2007/QĐ-UBND TPHCM và 45/2009/QĐ-UBND TPHCM
1. QUY ĐỊNH MẬT ĐỘ XÂY DỰNG NHÀ PHỐ, NHÀ LIỀN KỀ NHƯ SAU:
Bảng tra mật độ xây dựng nhà ở riêng lẻ, nhà liền kề tại thành phố Hồ Chí Minh – TP HCM như sau:
Quận trung tâm thành phố gồm các quận 1, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận, Bình Thạnh
Quận nội thành : Gồm các quận 2, 6, 7, 8, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp
Quận, huyện ngoại thành : Gồm các quận 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân và các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi
Trong trường hợp diện tích lô đất của bạn nằm giữa hai khoảng nào đó trong bảng trên thì ta tính toán nội suy mật độ theo công thức sau:
Trong đó:
- Nt: mật độ xây dựng của lô đất cần tính
- Ct: diện tích lô đất cần tính
- Ca: diện tích lô đất cận trên
- Cb: diện tích lô đất cận dưới
- Na: mật độ xây dựng cận trên trong bảng 1 tương ứng với Ca
- Nb: mật độ xây dựng cận dưới trong bảng 1 tương ứng với Cb
Bảng tra mật độ xây dựng nhà liền kề tại các quận nội thành như sau:
2. QUY ĐỊNH XÂY DỰNG SỐ TẦNG TỐI ĐA TẠI TP HCM :
Ghi chú:
– Quận trung tâm thành phố gồm các quận 1, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận, Bình Thạnh. Tuy nhiên, trong địa bàn các quận này sẽ có các khu vực áp dụng quy định hạn chế xây dựng hoặc quy chế quản lý kiến trúc riêng (không cho phép áp dụng các yếu tố cộng thêm tầng) do mục tiêu kêu gọi dự án đầu tư, xây dựng chỉnh trang đô thị quy mô lớn… và sẽ được Ủy ban nhân dân quận quyết định bằng văn bản kèm bản đồ xác định ranh chính xác (trên cơ sở Ủy ban nhân dân thành phố đã chấp thuận chủ trương).
– Trung tâm cấp quận được xác định trong quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết hoặc do Ủy ban nhân dân thành phố hoặc do Ủy ban nhân dân quận phối hợp Sở Quy hoạch – Kiến trúc xác định.
– Trục đường thương mại – dịch vụ: được xác định trong quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết hoặc do Ủy ban nhân dân thành phố hoặc do Ủy ban nhân dân quận – huyện phối hợp Sở Quy hoạch – Kiến trúc xác định theo các tiêu chí sau:
- Thuộc khu vực trung tâm thành phố, trung tâm quận – huyện hoặc là trục giao thông quan trọng nối liền các trung tâm khu vực;
- Hiện trạng hoặc định hướng phát triển kinh tế – xã hội là trục đường tập trung nhiều các họat động thương mại – dịch vụ ở mặt tiền đường;
- Chiều rộng lòng đường đảm bảo làn xe ô tô đậu và lưu thông, có vỉa hè đủ rộng để đậu xe máy và người đi bộ lưu thông (trừ trường hợp tuyến đi bộ thương mại được xác định cụ thể bởi cấp có thẩm quyền).”
– (+1) có ý nghĩa sẽ được thêm 1 tầng so với số tầng cơ bản. Số tầng sẽ phụ thuộc vào lộ giới và khu vực ở là trung tâm hay ngoại ô hoặc các khu vực riêng do UBND quy định
3. QUY ĐỊNH CHIỀU CAO TẦNG NHÀ PHỐ VÀ KHOẢNG LÙI TỐI THIỂU SO VỚI LỘ GIỚI :
– Cao độ chuẩn ở vị trí chỉ giới xây dựng như trong bảng sau:
HÌNH MINH HỌA
– Khoảng lùi tối thiểu so với lộ giới :
4. QUY ĐỊNH VỀ ĐỘ VƯƠN CỦA BAN CÔNG, Ô VĂNG :
Độ vươn của ban công, ô văng nhô ra trên không gian lộ giới phụ thuộc vào chiều rộng của lộ giới, cụ thể theo Bảng như sau:
5. QUY ĐỊNH VẠT GÓC TẠI VỊ TRÍ GIAO LỘ :
Để đảm bảo an toàn và tầm nhìn cho các phương tiện giao thông, khuôn viên của các ngôi nhà nằm giáp giao lộ phải tuân thủ các quy định như trong bảng sau:
Ghi chú: các trường hợp kích thước vạt góc được áp dụng như sau:
– Đường có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 12m giao với đường có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 12m thì áp dụng 100% theo bảng trên
– Đường có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 12m (hoặc hẻm có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 4m đến nhỏ hơn 12m) giao với hẻm có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 4m đến nhỏ hơn 12m thì áp dụng 50% bảng trên
– Đường có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 12m (hoặc hẻm có lộ giới nhỏ hơn 12m) giao với hẻm có lộ giới nhỏ hơn 4m thì kích thước vạt góc giao lộ là 01 x 01m, hoặc bo tròn góc giao lộ với R=1m để giảm mức độ ảnh hưởng đến lưu thông.
Hình minh họa:
Tham khảo quy định diện tích xây dựng tầng lửng, tầng tum tại: https://thietkenhadep.org/quy-dinh-xay-dung-tang-lung/