Lên phương án sửa chữa nhà ở là việc đầu tiên cần làm nếu bạn muốn có một căn nhà đẹp, an toàn và tiết kiệm chi phí. Một bản kế hoạch càng chi tiết bao nhiêu sẽ càng hạn chế được những rủi ro xảy ra, khắc phục tình trạng đội thêm phí xây dựng hay phải sửa đi sửa lại nhiều lần.
Kinh nghiệm sửa chữa nhà ở cho các gia chủ
Khi ngôi nhà của bạn trở nên cũ kỹ, xuống cấp, không gian chật hẹp, không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt thì đây chính là lúc bạn cần suy nghĩ đến việc sửa chữa, cải tạo nhà. Và để có được một ngôi nhà đúng ý, sửa chữa đúng trong khả năng kinh tế thì một phương án phù hợp cực kỳ quan trọng.
Cụ thể, khi lên phương án sửa chữa nhà ở, bạn sẽ cần làm những công việc sau đây:
Xác định mức độ cần sửa chữa
Từ quan sát và trải nghiệm sống thực tế, gia chủ sẽ là người hiểu rõ nhất ngôi nhà của mình đang cần phải thay đổi những gì. Tuy nhiên, để xác định chắc chắn mức độ cần sửa chữa, cũng như có phương án phù hợp thì bạn nên tìm đến đội kỹ sư chuyên nghiệp nhận tư vấn.
Nhất là trong những trường hợp như:
- Nhà đã xuống cấp nặng
- Nhà đã sử dụng được nhiều năm
- Tường nứt rẽ
- Kết cấu ngôi nhà không đảm bảo an toàn
- Không gian nhà chật hẹp, bạn có nhu cầu cơi nới, nâng tầng
Đối với một số trường hợp ngôi nhà vẫn còn mới, bạn chỉ muốn thay đổi nội thất, sơn sửa, hay sửa chữa hệ thống điện nước bạn có thể tự lên phương án sửa chữa cho phù hợp.
Một lưu ý quan trọng với những ngôi nhà xuống cấp nặng nề, việc sửa chữa trở lên tốn kém chi phí quá nhiều mà vẫn không đảm bảo an toàn thì bạn nên cân nhắc đến việc xây mới lại.
Lập kế hoạch thi công
Để có được kế hoạch thi công chi tiết, bạn cần có bản thiết kế hoàn chỉnh để xác định rõ ràng các hạng mục cần thay đổi. Nhất là với những trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà làm thay đổi kết cấu chịu lực.
Trong bản kế hoạch thi công cần ghi rõ các nội dung chính sau:
- Khảo sát công trình
- Xin giấy phép thi công
- Phương án sửa chữa, cải tạo nhà
- Các hạng mục sửa chữa nhà và vật liệu đi kèm (số lượng, bảng giá)
- Thời gian thi công cho từng hạng mục.
Dự trù các khoản chi phí
Kinh phí sửa chữa nhà là yếu tố vô cùng quan trọng, bởi từ đây bạn sẽ có những lựa chọn sao cho tương ứng nhất, hạn chế tình trạng tăng thêm phí ngoài khả năng. Bạn sẽ cần trả lời những câu hỏi sau: Kinh phí trong khả năng phục vụ cho việc sửa chữa nhà là bao nhiêu?
Cùng với đó là xác định các khoản phí cần chi trả:
- Chi phí thuê công ty xây dựng
- Chi phí thuê kỹ sư, kiến trúc sư, thợ thi công
- Chi phí xin giấy phép xây dựng
- Chi phí mua và vận chuyển vật liệu
- Các phụ phí: bồi dưỡng cho thợ, chi phí di chuyển,…
Chọn đơn vị thi công uy tín
Một trong những cách để tiết kiệm chi phí sửa chữa nhà hiệu quả nhất, lại đảm bảo chất lượng công trình là bạn cần tìm một đơn vị thi công uy tín. Hiện nay, các công ty xây dựng thường đưa đến nhiều gói sửa chữa nhà khác nhau để bạn lựa chọn cho phù hợp với khả năng tài chính.
Điều bạn cần là tham khảo độ uy tín của đơn vị đó thông qua các dự án đã hoàn thành, kinh nghiệm, tuổi nghề, chính sách bảo hành, hợp đồng và chi phí.
Bạn nên ưu tiên những đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa nhà trọn gói, báo giá công khai, tư vấn miễn phí và có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp.
Xin giấy phép sửa chữa
Một hạng mục không liên quan trực tiếp đến vấn đề sửa chữa nhà, nhưng lại rất quan trọng và bạn cần thực hiện trước khi bắt tay vào xây dựng đó là xin giấy phép.
Tùy theo khu vực sinh sống mà có thể hệ thống quản lý sẽ làm chặt khác nhau. Thế nhưng tốt nhất để phòng trường hợp bị xử phạt, đình chỉ xây dựng bạn cần tìm hiểu vấn đề này và tuân thủ theo.
Theo quy định của Bộ Luật Xây dựng:
- Các trường hợp sửa chữa nhà cửa làm thay đổi kết cấu chịu lực sẽ phải xin giấy phép tại UBND cấp Quận trước khi xây dựng.
- Các trường hợp sửa chữa nhà không làm thay đổi kết cấu chịu lực phải xin giấy phép tại UBND cấp Phường trước khi xây dựng.
- Trường hợp sửa nhà đơn giản, chỉ thay đổi nội thất, các thiết bị trong nhà, không gây ảnh hưởng đến môi trường, an toàn công trình không cần phải xin giấy phép.
Như vậy, một phương án sửa chữa nhà ở càng chi tiết bao nhiêu sẽ càng giúp bạn đến gần hơn với sự thành công của công trình.